Bác sĩ Trần Minh Tuấn

Bác sĩ Trần Minh Tuấn

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phẫu Thuật Đầu Cổ, Tuyến Giáp
Liên hệ ngay
0938312436

Phì đại VA ở trẻ em là gì?

Bác sĩ Tuấn Fanpage facebook combacsitranminhtuan Zalo trợ lý 0935881883 Website bacsituan vn (3)
Mục lục

1.    VA là gì?

VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, là khối mô bạch huyết nằm ở vòm mũi họng. Ở hầu hết trẻ em, VA to ra trong thời thơ ấu, nhỏ lại khi trẻ lớn hơn và biến mất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở một số trẻ, VA tiếp tục to ra và chặn đường dẫn khí phía sau mũi, gây tắc nghẽn đường thở, tình trạng này được gọi là phì đại VA. 

2.    Bệnh lý phì đại VA có phổ biến không?

Theo các nghiên cứu, tỉ lệ phì đại VA ở trẻ em chiếm khoảng 34%, và là một trong những bệnh lý Tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ em. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 1- 5 tuổi.

3.    Dấu hiệu và triệu chứng của phì đại VA

  • Trẻ nghẹt mũi, phải há miệng thở, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khuôn mặt và sự sắp xếp răng của trẻ. Đối với trẻ nhỏ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng do không thở được.
  •  Nói giọng như nghẹt mũi.
  • Ngủ ngáy thường xuyên, một số trường hợp VA to có thể gây tắc nghẽn đường thở khi ngủ, dẫn đến ngừng thở và gián đoạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ do phì đại VA kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến phát triển nhận thức và hành vi của trẻ.
  • Viêm tai giữa tái phát do vi trùng lan lên tai giữa qua lỗ vòi nhĩ và tình trạng phì đại VA gây tắc lỗ thông vòi nhĩ.
  • Viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi tái phát.

4.    Nguyên nhân gây phì đại VA?

Phì đại VA có thể do một số nguyên nhân gây ra, bao gồm:
  • Nhiễm trùng: VA thường sưng lên khi cơ thể chống lại vi trùng gây nên tình trạng viêm VA, một số trường hợp VA vẫn to ra ngay cả khi nhiễm trùng đã khỏi.
  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể khiến VA bị viêm và to ra.
  • Chất gây kích ứng: Tiếp xúc với các chất gây kích ứng như ô nhiễm hoặc khói có thể khiến VA to ra.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Axit dạ dày trào ngược có thể gây kích ứng VA khiến VA to ra.
  •  Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn như: u vòm họng, u lympho có thể gây phì đại VA.

5.    Làm thế nào để chẩn đoán phì đại VA?

Dựa vào các dấu hiệu gợi ý phì đại VA, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đường mũi hoặc chụp phim X quang sọ nghiêng để chẩn đoán phì đại VA. 
Tùy theo mức độ VA gây tắc nghẽn đường dẫn khí vùng cửa mũi sau, được xác định thông qua hình ảnh từ nội soi hoặc từ phim X quang sọ nghiêng, người ta chia phì đại VA thành 4 mức độ như sau:
  • Phì đại VA độ 1: 25% cửa mũi sau bị che lấp
  • Phì đại VA độ 2: 50% cửa mũi sau bị che lấp
  • Phì đại VA độ 3: Dưới 75% cửa mũi sau bị che lấp
  • Phì đại VA độ 4: Trên 75% cửa mũi sau bị che lấp
Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ viêm VA hay phì đại VA.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.hopkinsmedicine.org/all-childrens-hospital/services/otolaryngology-cochlear-implant-program/conditions/adenoid-hypertrophy
2. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10106074/
3. https://www.entinfo.nz/adenoids-adenoiditis-and-adenoid-hypertrophy-enlarged-adenoids-2/

 

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:  viêm VA; phì đại VA

Đánh giá bài viết:
5 / 5 (5 phiếu bầu)